1. Cúc vạn thọ sôcôla
Tên khoa học: Cosmos Atrosanguineus
Đây là loài cúc vạn thọ có màu đỏ xâm tới nâu, chỉ được tìm thấy ở Mexico. Đáng tiếc, loài hoa này đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ hơn 100 năm qua. Mặc dù ngày nay chúng mình vẫn được ngắm vẻ đẹp của cúc vạn thọ chocolate, nhưng đó chỉ là thành quả của công nghệ nhân giống và không có khả năng sinh sôi.
Giống cúc vạn thọ đặc biệt này được tái tạo vào năm 1902. Hoa của nó có màu đỏ xẫm cho tới nâu và có đường kính khoảng 3 tới 4cm. Cúc vạn thọ choocolate có mùi hương thơm dịu vào mùa hè (có thể là sự pha trộn của vali, cà phê và cacao). Đồng thời, đây cũng là loại cây cảnh trang trí tuyệt vời.
Giống cúc vạn thọ đặc biệt này được tái tạo vào năm 1902. Hoa của nó có màu đỏ xẫm cho tới nâu và có đường kính khoảng 3 tới 4cm. Cúc vạn thọ choocolate có mùi hương thơm dịu vào mùa hè (có thể là sự pha trộn của vali, cà phê và cacao). Đồng thời, đây cũng là loại cây cảnh trang trí tuyệt vời.
2. Kokio
Tên khoa học: Kobai Cookei
Kokio là món quà rất hiếm mà tự nhiên dành tặng cho Hawaii. Tất nhiên, Kokio chỉ xuất hiện trên hòn đảo xinh đẹp này thôi. Được phát hiện vào năm 1860, kể từ đó, chỉ ba giống hoa hoa Kokio được ghi nhận.
Cây hoa Kokio rất khó để nhân giống và hạt cây cuối cùng đã chết vào năm 1950. Vào thời điểm đó, gần như hoa Kokio đã tuyệt chủng. Thật may mắn, đến năm 1970, cá thể độc nhất đã được tìm thấy, tuy nhiên cây hoa Kokio lại bị lửa thiêu rụi vào năm 1978.
Con người lại có dịp ngắm vẻ đẹp của hoa Kokio khi một cành của cây hoa chết cháy vẫn nảy mầm. Cho đến ngày nay, chỉ còn 23 cây Kokio tồn tại trên trái đất, cụ thể là ở Hawaii. Cây có chiều cao lên tới 10 tới 11m, và có thể nở đến hàng trăm bông hoa đỏ cùng lúc.
3. Hoa lan hài vàng tím
Tên khoa học: Cypripedium Calceolus
3. Hoa lan hài vàng tím
Tên khoa học: Cypripedium Calceolus
Đây là loài hoa lan dại cực hiếm được tìm thấy ở một số quốc gia châu Âu. Anh Quốc là vùng đất mà lan hài vàng tím sinh sôi nhiều nhất, dù vậy đất nước này vẫn có quy định bảo tồn nghiêm ngặt với loài lan hiếm kể từ năm 1917.
Một nhành cây hoa lan hài cũng có giá lên tới 5.000USD (khoảng 110 triệu đồng), vì cây có đặc tính rất khó nhân giống. Hơn nữa, hạt hoa không thể nảy mầm thành cây vì vậy hoa lan hài có quan hệ cộng sinh với một loài nấm đặc biệt để cung cấp dinh dưỡng cho cây, cho đến khi lá trưởng thành có thể sản sinh đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Đến thời điểm đó, loài nấm trên cây cũng chết đi.
Có nhiều loài giống lan hài vàng tím, một số trong đó cực hiếm. Hoa có hình chiếc hài của phụ nữ, nhiều màu sắc như tím xẫm, đỏ nâu và vàng nhạt.
4. Hoa lan ma
Tên khoa học: Epipogium Aphyllum
Tên khoa học: Epipogium Aphyllum
Lan ma được coi là tuyệt chủng trong 20 năm. Mãi có đến gần đây, người ta mới thấy lại loài lan lạ này. Nó rất hiếm bởi vì nó không thể tự quang hợp, vì không có lá.
Giống như lan hài vàng tím, lan ma không tự tạo được dinh dưỡng nuôi cây, mà phụ thuộc một loại nấm sống ký sinh trên bộ rễ. Vì không có lá, nên lan ma có thể sống trong bóng tối nhiều năm và chỉ nở hoa khi điều khiện thuận lợi. Đặc điểm này giải thích vì sao những người yêu lan ma tìm kiếm loài hoa này bấy lâu nay, nhưng dấu vết xuất hiện lan ma gần như không xuất hiện.
5. Hoa trà Middlemist đỏ
Tên khoa học: Middlemist Camellia
5. Hoa trà Middlemist đỏ
Tên khoa học: Middlemist Camellia
Hoa trà Middlemist đỏ được biết là loài hoa hiếm nhất thế giới vì chỉ có hai cây mẫu được nhân giống. Một cây hoa trà hiện đang được chăm sóc tại một khu vườn ở New Zealand và cá thể còn lại sinh sống ở Anh Quốc.
Hoa trà Middlemist được nhập từ Trung Quốc, do ông John Middlesmist vào năm 1804. Sau đó, loài hoa này có tên theo ông Middlemist. Kể từ đó, giống trà đỏ hoàn toàn tuyệt chủng ở Trung Quốc. Cây trà Middlemist vẫn tồn tại ở Anh Quốc sau ngần ấy năm và mãi tới gần đây mới nở hoa. Mặc dù có tên trà đỏ, nhưng hoa của nó lại mang màu hồng nhạt và giống với hoa hồng nhiều hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét