Kỹ thuật trồng hoa cúc pha lê

Cúc Pha lê là giống cúc nuôi cấy mô, lại được trồng trong thời điểm vụ Đông Xuân nên khi trồng bà con cần lưu ý đến cách chăm sóc. Đặc biệt là quy trình điều chỉnh ánh sáng phải tốt để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Cúc pha lê hay còn gọi là cúc bách nhậtTrồng cúc Pha lê hay cúc Bách Nhật tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cây ra hoa 2 lần trong một năm.

Lượng phân bón cho 1ha hoa cúc: 15 - 20 tấn phân hữu cơ + 140kg N + 120kg P2O5+ 100kg K2O (căn cứ lượng phân khoáng nguyên chất của mỗi loại để quy ra thành số lượng phân thương phẩm khi sử dụng).

Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 số lượng phân lân + 2/3 số lượng phân kali và 1/4 số lượng phân đạm. Bón thúc số lượng phân còn lại, chia đều cho 3 lần bón sau: Lần 1 lúc cây cúc phân cành mạnh và chuẩn bị phân hoá mầm hoa; lần 2 lúc cây bắt đầu ra nụ và lần 3 lúc cây ra hoa.

Việc bón thúc nên bón vào lúc chiều mát, bón xong thì tưới nước. Tốt nhất dùng phân vô cơ trộn với phân hữu cơ pha loãng để tưới từng gốc cúc. Có thể dùng thêm phân bón lá để tăng năng suất và hoa cho phẩm chất tươi đẹp hơn.

Khi sử dụng cần chú ý đến thời điểm phát triển của cây hoa, mục đích cần đạt được để điều chỉnh liều lượng, nồng độ cho phù hợp. Riêng đối với loại thuốc GA3 thường dùng đẩy nhanh tốc độ vươn ngọn, cần chú ý không dùng muộn, liều lượng cao.

Riêng đối với giống cúc pha lê, hiện có biện pháp để giúp giống này sau khi thu hoạch lần đầu có thể nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt để thu hoạch hoa đợt 2 nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích. Với việc áp dụng “công thức” mới kết hợp với một số loại thuốc để kích thích cúc pha lê tái sinh bộ rễ, tăng cường hút chất dinh dưỡng nuôi cây giúp cúc tái sinh từ gốc cũ.

Cụ thể, cúc pha lê sau khi thu hoạch sẽ để khô đất trong vòng 2 tuần cho vết cắt ở gốc liền da sau đó rải vôi, phun nước khử nấm và một số loại sâu bệnh ký sinh vẫn còn đọng lại ở trong đất và gốc cúc.

Cùng với việc rải vôi khử trùng, dùng 1 lít BIO-9 USA hoà với 100 lít nước sử dụng cho 22.500 gốc cúc nhằm tăng cường sự phát triển của bộ rễ, làm giảm tỷ lệ già cỗi của cây.

Tiếp đó, lấy 1 lít men vi sinh + 1 lít supefit + 10 gói rong biển phun cho 500m2 gốc cúc vào buổi chiều tối với mục đích làm đất tơi xốp, tăng cường tái sinh bộ rễ của cúc pha lê sau khi đã thu hoạch đợt đầu.

Với cách làm này, ngoài việc không phải bỏ tiền mua giống cúc non để trồng mới (theo giá thị trường hiện nay 1 sào cúc pha lê mất 6 triệu đồng tiền giống), sau khi cúc nảy mầm, mỗi gốc sẽ cho từ 4 đến 5 mầm.

Chỉ để lại mỗi gốc 2 mầm để cây phát triển thành hoa thương phẩm, số còn lại cắt bán cho các vườn ươm thu về trên dưới 6 triệu đồng/sào.
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét