Cùng Bếp Mới danh những loài hoa của mùa xuân không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên hiệu quả nhé.
Hoa đào
Không chỉ đơn thuần là loài hoa có giá trị thẩm mỹ cao, hoa đào còn là một trong loại thuốc độc đáo của ngành y học. Hoa đào có thể trị được các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, kiết lỵ kéo dài, các chứng cước, đau vùng tim, trị hói đầu, rụng tóc, giúp giảm cân, dùng cho phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, hồng hào, mịn màng và trị các vết nám đen ở mặt.
Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào vào trong bóng râm phơi khô và bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng mát để làm thuốc dùng dần.
Hoa mai
Cây hoa mai vàng có tác dụng giúp tiêu hoá tốt. Lá non của mai vàng có thể dùng làm rau xanh. Ở miền Nam, người ta phơi hay sấy khô vỏ cây mai vàng, rồi ngâm vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ, lợi tiêu hoá. Vào những ngày tết, ăn nhiều thịt, mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, nếu làm một ly rượu đắng mai vàng khai vị, sẽ thấy ngon miệng hơn. Trong đông y, rễ mai vàng có thể dùng làm thuốc xổ (tẩy) nhẹ sán lãi và làm thuốc chữa trị các hỗn loạn bạch huyết.
Hoa hồng
Hoa hồng có lẽ không phải là hoa của riêng mùa xuân, nhưng có lẽ, mùa xuân là mùa mà hoa hồng đẹp nhất. Hoa có tác dụng giúp máu lưu thông, trị rối loạn kinh nguyệt, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ dùng chữa đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đinh nhọt, viêm mủ da, sưng tấy, làm tan máu tụ và tiêu sưng bạt độc. Hoa hồng trắng giúp nhuận tràng, hấp với đường phèn chữa trị ho rất hiệu quả.
Không chỉ vậy, hoa hồng còn có tác dụng làm đẹp đáng chú ý. Thay vì mua nước hoa hồng vừa có cồn vừa có hóa chất bảo quản làm da dễ bị dị ứng, bạn có thể tự làm nước hoa hồng để rửa mặt khiến làn da vừa mịn vừa căng, lỗ chân lông se khít.
Hoa tầm xuân
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân đều có thể được dùng làm thuốc như: hoa, quả, lá, rễ, với các công dụng thanh nhiệt, giúp máu lưu thông, giải độc, tiêu viêm và giảm đau nhức. Hoa tầm xuân dùng chữa cảm nắng nóng mùa hè, nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá tầm xuân có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ cây tầm xuân dùng để chữa vàng da, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét miệng, bỏng.
Không chỉ đơn thuần là loài hoa có giá trị thẩm mỹ cao, hoa đào còn là một trong loại thuốc độc đáo của ngành y học. Hoa đào có thể trị được các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, kiết lỵ kéo dài, các chứng cước, đau vùng tim, trị hói đầu, rụng tóc, giúp giảm cân, dùng cho phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, hồng hào, mịn màng và trị các vết nám đen ở mặt.
Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào vào trong bóng râm phơi khô và bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng mát để làm thuốc dùng dần.
Cây hoa mai vàng có tác dụng giúp tiêu hoá tốt. Lá non của mai vàng có thể dùng làm rau xanh. Ở miền Nam, người ta phơi hay sấy khô vỏ cây mai vàng, rồi ngâm vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ, lợi tiêu hoá. Vào những ngày tết, ăn nhiều thịt, mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, nếu làm một ly rượu đắng mai vàng khai vị, sẽ thấy ngon miệng hơn. Trong đông y, rễ mai vàng có thể dùng làm thuốc xổ (tẩy) nhẹ sán lãi và làm thuốc chữa trị các hỗn loạn bạch huyết.
Hoa hồng có lẽ không phải là hoa của riêng mùa xuân, nhưng có lẽ, mùa xuân là mùa mà hoa hồng đẹp nhất. Hoa có tác dụng giúp máu lưu thông, trị rối loạn kinh nguyệt, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ dùng chữa đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đinh nhọt, viêm mủ da, sưng tấy, làm tan máu tụ và tiêu sưng bạt độc. Hoa hồng trắng giúp nhuận tràng, hấp với đường phèn chữa trị ho rất hiệu quả.
Không chỉ vậy, hoa hồng còn có tác dụng làm đẹp đáng chú ý. Thay vì mua nước hoa hồng vừa có cồn vừa có hóa chất bảo quản làm da dễ bị dị ứng, bạn có thể tự làm nước hoa hồng để rửa mặt khiến làn da vừa mịn vừa căng, lỗ chân lông se khít.
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân đều có thể được dùng làm thuốc như: hoa, quả, lá, rễ, với các công dụng thanh nhiệt, giúp máu lưu thông, giải độc, tiêu viêm và giảm đau nhức. Hoa tầm xuân dùng chữa cảm nắng nóng mùa hè, nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá tầm xuân có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ cây tầm xuân dùng để chữa vàng da, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét miệng, bỏng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét